Thứ Ba, 1 tháng 1, 2019

Thị trường bán lẻ thương mại điện tử tại Việt Nam


Theo số liệu thống kê mới nhất, tại Việt Nam giá trị ngành bán lẻ trong Thương mại điện tử đạt hơn 4 tỉ USD, và giá trị này chỉ mới chiếm tỉ trọng gần 3% giá trị ngành bán lẻ. Tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt tới 22%, tỷ lệ tiếp cận thương mại điện tử lên tới 28%. Có thể thấy rằng, thị trường thương mại điện tử hiện nay có tiềm năng phát triển vô cùng lớn.
Theo ý kiến của ông Pine Kyaw, Giám đốc Shopee Việt Nam, tiềm năng của thị trường Thương mại điện tử ở Việt Nam là ở chỗ với mức dân số đạt gần 100 triệu người và tỷ lệ dân số trẻ cao sẽ nhanh chóng thích ứng với những cái mới như phương thức bán hàng/mua hàng online. Theo thống kê của Google với số lượng 52 triệu người kết nối trực tuyến Internet, Việt Nam thuộc Top 5 quốc gia có dân số kết nối trực tuyến hàng đầu châu Á. 
Ngoài ra nhờ sự phát triển không ngừng của ngành Công nghệ thông tin, các hình thức nền tảng của Thương mại điện tử hiện nay cũng rất đa dạng và phong phú. Bên cạnh phương thức bán hàng qua website, mạng xã hội thì phương thức bán hàng qua các ứng dụng di động cũng đang trên đà phát triển, tạo điều kiện để việc mua bán hàng hóa online phổ biến ở cả những vùng sâu vùng xa, nông thôn, miền núi,…Hơn nữa, các thiết bị công nghệ, di dộng cầm tay với mức giá rẻ, công nghệ kết nối mạnh mẽ ngày càng trở nên phổ biến và phủ sóng mọi nơi. Điều này càng tạo điều kiện phát triển hơn cho thị trường bán lẻ trong ngành Thương mại điện tử. Với tiềm năng và thực trạng tăng trưởng hiện nay, Hiệp hội Thương mại điện tử cho rằng trong 5 năm tới, quy mô thị trị trường có thể đạt 10 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng lên tới 30-50%/năm.
Bên cạnh những thuận lợi đó, thị trường bán lẻ thương mại điện tử cũng gặp không ít những khó khăn về:
Sự cạnh tranh:
Trong thị trường ngành bán lẻ thương mại điện tử, yếu tố cạnh tranh diễn ra vô cùng gay gắt: không chỉ là trong và ngoài nước; không chỉ với đối thủ cùng ngành trong thương mại điện tử mà với nền tảng lĩnh vực bán lẻ truyền thống cũng hết sức vững chắc. Những năm gần đây, ngoài những cửa hàng, đại lý tư nhân, thì các công ty tập đoàn lớn như Vinmart, Circle K, Thế giới di động, Điện máy xanh,… chú trọng đầu tư mở rộng, hàng trăm cửa hàng, showroom mọc lên liên tục. Một số sàn bán lẻ thương mại điện tử phổ biến hiện nay tại Việt Nam: Lazada, Hotdeal, Shopee, Sendo, Tiki, Adayroi, Lotte,…
Đặc thù của thương mại điện tử là việc mua sắm vô cùng tiện lợi có thể diễn ra mọi lúc, mọi nơi. Vì vậy lợi thế cạnh tranh về uy tín thương hiệu của các sàn thương mại điện tử lớn trên thế giới như Amazon, Alibaba, Walmart,… vẫn chiếm được lòng tin nơi khách hàng tại Việt Nam.
Thói quen tiêu dùng: Từ xưa đến nay người Việt vẫn thích sờ tận tay, xem chất lượng hàng như thế nào, hay phải thử có phù hợp không rồi mới quyết định mua; thói quen này đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân Việt. Muốn thay đổi được thói quen này cần phải có thời gian và điều quan trọng là chất lượng hàng hóa trên các trang thương mại điện tử cần được chọn lọc, chất lượng để tạo niềm tin cho người tiêu dùng Việt.
Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin: Mặc dù việc ứng dụng công nghệ thông tin trong thương mại điện tử đã có nhiều cải tiến tích cực, tuy nhiên so với trình độ chuyên môn, sự đầu tư để có được cơ sở hạ tầng vững chắc cho sự phát triển lâu dài thì Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế. Vì vậy cơ sở hạ tầng CNTT để phục vụ đáp ứng cho thị trường bán lẻ phát triển lớn mạnh trong tương lai cũng là một bài toán khó giải của giới chuyên gia.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét