Thứ Năm, 14 tháng 2, 2019

Luật kinh doanh bảo hiểm mới nhất hiện nay


Tất cả công ty hoạt động ở bất cứ lĩnh vực nào cũng cần phải tuân thủ những quy định của nhà nước về luật doanh nghiệp hay những quy định được nhà nước ban hành về các vấn đề tài chính – kế toán. Ngoài ra, thông thường, ở mỗi lĩnh vực đặc thù, các doanh nghiệp lại cần tuân thủ những quy định của nhà nước cho mỗi lĩnh vực đó. Bảo hiểm cũng không phải là lĩnh vực ngoại lệ.
1.       Một số nét cơ bản về quá trình hình thành luật bảo hiểm
Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 09/12/2000 lần đầu tiên thông qua Luật bảo hiểm, luật này được thực hiện gần 10 năm.
Sau đó Quốc hội khoá XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 24/11/2010 đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2011 cho tới nay.
Từ khi áp dụng luật mới, luật này đã bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm; đẩy mạnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm; góp phần thúc đẩy và duy trì sự phát triển bền vững của nền kinh tế - xã hội, ổn định đời sống nhân dân; tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
2.       Một số điểm còn tồn tại trong luật kinh doanh bảo hiểm mới nhất hiện nay
Qua thực tiễn áp dụng các quy định của luật bảo hiểm được quốc hội thông qua vào ngày 24/11/2010 và có hiệu lực thi hàng vào 01/7/2011 cho tới nay, vẫn còn 1 số bất cập về việc chưa bảo vệ quyền và lợi ích của người tham gia bảo hiểm như sau:
·         Thứ nhất: Theo quy định luật kinh doanh bảo hiểm quy định tại khoản 9 Điều 3 Luật: “quyền lợi có thể được bảo hiểm là quyền sở hữu, quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền tài sản; quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng đối với đối tượng được bảo hiểm”.
·         Thứ hai:  Theo quy định luật kinh doanh bảo hiểm quy định Điều 12: “Hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm”.
·         Thứ ba: Theo quy định luật kinh doanh bảo hiểm tại khoản 2 Điều 20: “Khi có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm, dẫn đến tăng các rủi ro được bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền tính lại phí bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm. Trong trường hợp bên mua bảo hiểm không chấp nhận tăng phí bảo hiểm thì DNBH có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm, nhưng phải thông báo ngay bằng văn bản cho bên mua bảo hiểm”.
·         Thứ tư, Theo quy định luật kinh doanh bảo hiểm tại Điều 30: “Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng bảo hiểm là ba năm, kể từ thời điểm phát sinh tranh chấp.”


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét